Wednesday, February 12, 2020

De thi thu thpt quoc gia mon sinh 2020 lan 2

CÂU-1. Hãy chọn phát biểu đúng:
A. Một mã di truyền có thể mã hóa cho 1 hoặc một số axit amin                   
B. Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X.
C. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là mêtiônin
D. Phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép.

CÂU-2. Cho các thông tin sau:
(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp làm khuôn tổng hợp prôtêin
(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu có thể cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.
(4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các exon lại với nhau thànhmARN trưởng thành.
Thông tin nào đúng với cả tế bào nhân thực và nhân sơ?
A.
2 và 3
B.
1 và 4
C.
3 và 4
D.
2 và 4
CÂU-3. Trong quá trình dịch mã, bộ ba mã sao 5’ AUG 3’ trên mARN có bộ ba đối mã tương ứng là
A.
5’ UAX 3’      
B.
3’ UAX 5’
C.
5’ AUG 3’
D.
3’ GUA 5’
CÂU-4. Trong các đặc điểm nêu dưới đây, đặc điểm chỉ có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực mà không có ở quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ là
A. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục
B. Nuclêôtit mới được tổng hợp gắn vào đầu 3’ của chuỗi pôlipeptit.
C. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu tái bản.
D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
CÂU-5.            Xét các loại đột biến sau:
(1) Mất đoạn NST        (2) Lặp đoạn NST        (3) Chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST
(4) Đảo đoạn NST       (5) Đột biến thể một    (6) Đột biến thể ba
Những loại đột biến làm thay đổi độ dài của phân tử ADN là
A.
(2), (3), (4), (5)           
B.
(1), (2), (3)
C.
(1), (2), (3), (6)
D.
(1), (2), (5), (6)
CÂU-6. Gen A có 6102 liên kết hiđrô và trên mạch 2 của gen có X = 2A = 4T, trên mạch 1 của gen có X = A + T. Gen bị đột biến điểm hình thành nên alen a, alen a ít hơn alen A 3 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit loại G của gen a là
A.
1581
B.
678
C.
904
D.
1582
CÂU-7. Khi nói về đột biến lệch bội, kết luận nào đúng?
A. Ở cùng một loài, các thể ba ở các NST khác nhau có kiểu hình giống nhau
B. Là đột biến làm thay đổi số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp NST tương đồng.
C. Hầu hết các lệch bội được phát sinh trong sinh sản vô tính.
D. Theo lí thuyết, tần số phát sinh dạng đột biến thể một thấp hơn thể một kép.
CÂU-8. Các nguyên nhân dẫn đến biến động số lượng cá thể của quần thể:
(1) do sự thay đổi tỉ lệ sinh sản và tử vong
(2) do thay đổi của nhân tố sinh thái hữu sinh
(3) do thay đổi của nhân tố sinh thái vô sinh
(4) do sự di cư và nhập cư
Số phương án đúng là
A.
1, 2, 3, 4
B.
2, 3
C.
2, 4
D.
1, 4
CÂU-9. Hiện tượng tự tỉa thưa của cây lúa trong ruộng lúa là kết quả của:
A.
Cạnh tranh cùng loài   
B.
Cạnh khác khác loài
C.
Thiếu chất dinh dưỡng
D.
Sâu bệnh phá hại
CÂU-10. Trong nhiều lần đánh bắt cá, thu được chủ yếu là con non, thì phải làm thế nào?
A.
Tăng cường đánh bắt vì quần thể đang ổn định
B.
Tiếp tục đánh bắt vì quần thể ở trạng thái trẻ
C.
Dừng đánh bắt ngay nếu không sẽ bị cạn kiệt
D.
Hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái
CÂU-11. Mối quan hệ nào sau đây là ức chế cảm nhiễm?
A.
Quan hệ giữa chim sâu và sâu ăn lá    
B.
Quan hệ giữa người và giun sống trong ruột người
C.
Quan hệ giữa cây phong lan và cây gỗ
D.
Quan hệ giữa cây tỏi và các vi sinh vật ở xung quanh
CÂU-12. Khi quần thể loài chuột tăng lên trên cánh đồng, trong một lần mang loài rắn đi ngang cánh đồng vô tình có vài con bị xảy lồng, sau một thời gian người ta thấy số lượng cá thể của quần thể chuột giảm xuống. Vậy hiện tượng trên xảy ra trong quần xã là do nguyên nhân nào là chủ yếu?
A.
Hiện tượng số lượng chuột giảm do thời tiết
B.
Do con người can thiệp
C.
Một hiện tượng khống chế sinh học trong tự nhiên
D.
Do cánh đồng gần các hộ gia đình có nuôi mèo
CÂU-13. Tồn tại chủ yếu trong học thuyết của Đacuyn:
A. Giải thích được sự hình thành các đặc điểm thích nghi
B. Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền biến dị
C. Giải thích được các loài bắt nguồn từ một tổ tiên chung
D. Giải thích được sự tiến hóa hình thành các loài bằng cơ chế chọn lọc tự nhiên.
CÂU-14. Hai cơ quan tương đồng là
A.
Mang của loài cá và mang của loài tôm
B.
Chân của loài chuột chũi và chân của loài dế nhũi
C.
Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng
D.
Gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan
CÂU-15. Trong kĩ thuật lai tế bào xôma (lai tế bào sinh dưỡng) và kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp trong công nghệ gen, đặc điểm chung của hai kĩ thuật này là
A.
Tạo sinh vật mang hệ gen của hai loài
B.
Tạo được giống thuần chủng
C.
Tạo được dòng đột biến tam bội
D.
tạo được nguồn biến dị tổ hợp
 CÂU-16. Yếu tố nào không phải là nhân tố tiến hóa?
A.
Chọn lọc tự nhiên
B.
Giao phối ngẫu nhiên
C.
Giao phối không ngẫu nhiên
D.
Các yếu tố ngẫu nhiên
CÂU-17. Bằng con đường lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài thực vật mới từ hai loài A (2nA) và loài B (2nB). Theo lí thuyết, loài mới có bộ NST là
A.
nA + nB
B.
2nA
C.
2nB
D.
2nA + 2nB
CÂU-18. Trong chu trình tuần hoàn vật chất, nhóm sinh vật có vai trò trả lại các chất vô cơ cho môi trường làm tăng độ phì nhiêu cho đất là
A.
Sinh vật sản xuất
B.
Sinh vật phân giải
C.
Sinh vật tiêu thụ bậc 1
D.
Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất.
CÂU-19. Trong hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình trong sinh quyển năng lượng mất đi khoảng 90%. Phần lớn năng lượng bị tiêu hao do:
A. Các bộ phận rơi rụng ở cây xanh như cành lá rễ
B. Mất năng lượng trong các hoạt động lột xác, đẻ con ở động vật
C. Hô hấp, tạo nhiệt ở cơ thể sinh vật
D. Mất đi qua các chất thải như phân, chất bài tiết

No comments:

Post a Comment

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm website. Rất vui nếu các bạn thường xuyên truy cập, chia sẻ và comment. Cảm ơn các bạn nhiều!