Tuesday, May 16, 2017

Đáp án kiểm tra học kỳ 2 môn sinh

Kiểm tra học kỳ 2
Môn thi: Sinh 10

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM
0001: Một chu kì tế bào gồm hai giai đoạn là kì trung gian với các pha và các kì nguyên phân như sau:
1. Pha G1.
2. Pha G2.
3. Các kì nguyên phân.
4. Pha S.

Trình tự nào đúng các pha trong chu kì tế bào?
A. 1 – 4 – 2 – 3.                  B. 1 – 4 – 3 – 2.                   C. 1 – 3 – 2 – 4.                  D. 1 – 2 – 3 – 4.
0002: Trong kì trung gian, pha nào có sự gia tăng tế bào chất ( tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng)?
A. Pha G2.                            B. Pha G1.                            C. Pha S.                              D. Pha G1 và G2.
0003: Sau khi kết thúc nguyên phân, từ một tế bào mẹ tạo nên hai tế bào con có bộ NST như thế nào?
A. 1n.                                    B. 2n.                                    C. 3n.                                    D. 4n
0004: Diễn biến chính qua các kì của giảm phân:
1. Các cặp NST kép tương đồng co xoắn cực đại và tập trung thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo.
2. Các NST kép tiếp hợp và cặp đôi với nhau theo từng cặp tương đồng.
3. Màng nhân xuất hiện trở lại và 4 tế bào con được tạo thành.
4. Các NST kép tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo.
5. Các NST kép trong cặp tương đồng tách nhau di chuyển về hai cực của tế bào.
6. Màng nhân tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện.
7. Sau tiếp hợp các NST co xoắn dần.
Kì đầu I gồm những sự kiện nào?
A. 1, 2, 7.                             B. 1, 2, 3.                              C. 4, 5, 6.                             D. 2, 6, 7.
0005: Trong nguyên phân, sự nhân đôi ADN và nhân đôi NST diễn ra ở kì nào?
A. Kì đầu.                            B. Kì giữa.                            C. Kì trung gian.                 D. Kì sau.
0006: Câu nào sau đây diễn tả không đúng về ý nghĩa của giảm phân?
A. Qua giảm phân, từ một tế bào sinh dục tạo ra 4 giao tử có bộ NST đơn bội.
B. Qua thụ tinh (sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái), bộ NST lưỡng bội của loài được phục hồi.
C. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình giảm phân, kết hợp với thụ tinh tạo ra vô số biến dị tổ hợp.
D. Kì đầu II, các NST kép tương đồng bắt cặp với nhau và xảy ra sự hoán vị gen tạo ra vô số biến dị tổ hợp
0007: Trong thực tiễn đời sống và sản xuất, việc làm nào được thực hiện trên cơ sở khoa học về nguyên phân?
A. Tỉa cành, ghép cành.     B. Cắt cành, giâm cành.     C. Chiết cành, ghép mắt.   D. Cắt cành, ghép mắt.
0008: Trong nuôi cấy không liên tục, để thu được sinh khối vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở thời điểm nào?
A. Cuối pha tiềm phát, đầu pha lũy thừa.                     B. Đầu pha lũy thừa.
C. Cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng.                      D. Pha suy vong.
0009: Trong nuôi cấy không liên tục, pha nào có số lượng tế bào chết vượt quá số lượng tế bào mới tạo thành?
A. Pha tiềm phát.                B. Pha lũy thừa.                  C. Pha cân bằng.                 D. Pha suy vong.
0010: Quần thể vi khuẩn E.coli, ban đầu có 20 tế bào. Thời gian thế hệ là 20 phút, sau 1 giờ trong quần thể có bao nhiêu tế bào?
A. 40.                                    B. 160.                                  C. 400.                                 D. 80.
0011: Sinh sản nảy chồi là hình thức sinh sản chủ yếu của vi sinh vật nào sau đây?
A. Trùng giày.                     B. Nấm men.                        C. Trùng roi.                        D. Trùng biến hình.
0012: Những vi sinh vật sống ở vùng Nam Cực và Bắc Cực thuộc nhóm vi sinh vật nào sau đây?
A. Vi sinh vật ưa lạnh.                                                     B. Vi sinh vật ưa ấm.
C. Vi sinh vật ưa nhiệt.                                                    D. Vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
0013: Trong y tế có thể dùng chất nào sau đây để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Chất kháng sinh, cồn, iot.                                          B. Chất kim loại nặng, các axit amin.
C. Chất kháng sinh, vitamin.                                          D. Các vitamin, axit amin, cacbohiđrat.
0014: Virut có cấu tạo như thế nào?
A. Có vỏ  prôtêin và  ADN.                                             B. Có vỏ  prôtêin và  ARN.
C. Có vỏ  prôtêin, axit nuclêic, có thể có vỏ ngoài.    D. Có vỏ  prôtêin, ARN, có thể có vỏ ngoài.
0015: Virut có cấu trúc xoắn, capsôme sắp xếp như thế nào ?
A. Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic.
B. Capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều.
C. Capsôme sắp xếp ở phần vỏ capsit và phần lõi axit nuclêic.
D. Capsôme sắp xếp ở phần đuôi, phần đầu không có.
0016: Nhiều loại virut gây bệnh cho người và động vật đã được nghiên cứu để sản xuất ............  phòng chống bệnh có hiệu quả.
Điền vào chỗ trống (........) từ hoặc cụm từ dưới đây cho câu trên đúng nghĩa.
A. Inteferon.                        B. Kháng thể.                      C. Thực bào.                        D. Vacxin.
0017: Bệnh nào do virut gây nên, lây lan qua đường tình dục ở người ?
A. Viêm gan B, viêm gan C, AIDS.                                B. Sởi, đau mắt đỏ.
C. Viêm não nhật bản, bệnh dại.                                    D. SARS, sốt Ebola.
0018: Loại miễn dịch nào là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh?
A. Miễn dịch đặc hiệu.                                                    B. Miễn dịch thể dịch.
C. Miễn dịch không đặc hiệu.                                        D. Miễn dịch tế bào.
0019: Virut là gì ?
A. Cơ thể sống chỉ có một tế bào không nhân.            B. Cơ thể chưa có cấu tạo tế bào.
C. Thực thể sống có cấu tạo tế bào đã có nhân.          D. Thực thể chưa có cấu tạo tế bào.
0020: Chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ gồm các giai đoạn:
1. Lắp ráp.
2. Sinh tổng hợp.
3. Phóng thích.
4. Xâm nhập.
5. Hấp phụ.
Trình tự nào đúng các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut ?
A. 1 – 4 – 2 – 3 – 5.            B. 5 – 4 – 2 – 1 – 3.            C. 1 – 3 – 2 – 4 – 5.            D. 1 – 2 – 3 – 4 – 5.

II/ PHẦN TỰ LUẬN

No comments:

Post a Comment

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm website. Rất vui nếu các bạn thường xuyên truy cập, chia sẻ và comment. Cảm ơn các bạn nhiều!