Monday, June 3, 2019

Đề thi thử THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học lần thứ 21 (có hướng dẫn giải)



Hãy Click vào quảng cáo để mình có thêm kinh phí phát triển website. Trân trọng cảm ơn!

Câu 1: Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?
A. nhân đôi ADN                                           B. phiên mã tổng hợp ARNt              
C. dịch mã                                                       D. phiên mã tổng hợp ARMm

Câu 2: Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm
A. AND và protein loại histon                                    B. Lipit và polisaccarit
C. ARN và protein loại histon                                    D. ARN và polipeptit 
Câu 3: Ở ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào sau đây?
A. lá                            B. hoa                          C. thân                                    D. rễ
Câu 4: Trong chu trình sinh địa hoá, nhóm sinh vật nào trong số các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi nitơ ở dạng NO3- thành nitơ ở dạng NH4+??
A. động vật đa bào                                          B. thực vật tự dưỡng
C. vi khuẩn phản nitrat hóa                             D. vi khuẩn cố định nito trong đất
Câu 5: Trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí, điều kiện địa lí là nhân tố?
A. không có vai trò gì đối với quá trình chọn lọc kiểu gen.
B. tạo ra các biến dị tổ hợp.   
C. chọn lọc những kiểu gen thích nghi                                  
D. trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
Câu 6: Trường hợp không có hoán vị gen, một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 : 1?
A. AB/ab  x AB/AB   B. Ab/ab  x aB/ab       C. Ab/aB x Ab/aB      D. AB/ab  x AB/ab
Câu 7: Bác sĩ chẩn đoán cho một bệnh nhân có các đặc điểm: người lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè, mắt một mí, hơi sâu, si đần, ... rằng người đó bị hội chứng
A. Đao                        B. Tơcnơ                     C. Claiphentơ                          D. XXX
Câu 8: Đối tượng chủ yếu được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền liên kết gen, hoán vị gen và di truyền liên kết với giới tính là
A. bí ngô                                 B. ruồi giấm                C. đậu Hà lan                          D. cà chua
Câu 9: Nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sinh vật một cách đột ngột?
A. các yếu tố ngẫu nhiên         B. chọn lọc tự nhiên    C. đột biến      D. giao phối không ngẫu nhiên
Câu 10: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.       
B. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản).  
C. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.                  
D. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.
Câu 11: Ở ruồi giấm, gen qui định tính trạng màu sắc thân và gen qui định tính trạng độ dài cánh nằm trên cùng một nhiễm sắc thể thường (mỗi gen qui định một tính trạng). Lai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài với dòng ruồi giấm thân đen, cánh cụt được F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài. Lai phân tích ruồi cái F1, trong trường hợp xảy ra hoán vị gen với tần số 18%. Tỉ lệ ruồi thân đen, cánh cụt xuất hiện ở FB tính theo lí thuyết là                       
A. 18%                        B. 9%              C. 82%                        D. 41%
Câu 12: Ở người gen A quy định mắt nhìn màu bình thường, alen a qui định bệnh mù màu; gen B qui định máu đông bình thường, alen b qui định máu khó đông. Các alen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Gen D qui định thuận tay phải, alen d qui định thuận tay trái nằm trên NST thường, số kiểu gen tối đa về 3 locut gen trong quần thể người là:
A. 27                           B. 39                           C. 36                           D. 42
Câu 13: Trong chọn giống cây trồng, phương pháp gây đột biến nhân tạo nhằm mục đích
A. tạo dòng thuần chủng về các tính trạng mong muốn.                    
B. tạo ra những biến đổi về kiểu hình mà không có sự thay đổi về kiểu gen.            
C. tạo nguồn biến dị cung cấp cho quá trình tiến hoá.                                   
D. tạo nguồn biến dị cung cấp cho quá trình chọn giống.
Câu 14: Cho đến nay, các bằng chứng hoá thạch thu được cho thấy các nhóm linh trưởng phát sinh ở đại?
A. cổ sinh                    B. tân sinh                   C. nguyên sinh                        D. trung sinh
Câu 15: Ở pha tối của thực vật C4, chất nhận CO2 đầu tiên là hợp chất hữu cơ
A. 3 cacbon                 B. 4 cacbon                 C. 2 cacbon                 D. 5 cacbon
Câu 16: Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây đúng? 
(1) Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình này chỉ diển ra trong nhân của tế bào nhân thực 
(2) Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit 
(3) Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động 
(4) Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với côđon 5’UUG3’ trên phân tử mARN
A. 1,4                          B. 2,3                                      C. 2,4                                      D. 1,3
Câu 17: Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng bị thất thoát tới 90%. Phần lớn năng lượng thất thoát đó bị tiêu hao
A. do hoạt động của nhóm sinh vật phân giải            
B. qua các chất thải (ở động vật qua phân và nước tiểu).                                          
C. qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,...).                            
D. do các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật).
Câu 18: Loài cỏ Spartina có bộ nhiễm sắc thể 2n=120 được xác định gồm bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Âu 2n= 50 và bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Mĩ 2n= 70. Loài cỏ Spartina được hình thành bằng
A. phương pháp lai tế bào.                                         
B. con đường lai xa và đa bội hóa.
C. con đường sinh thái.
D. con đường tự đa bội hóa.
Câu 19: Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một tế bào của thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là
A. 80                                       B. 22                           C. 20                           D. 44
Câu 20: Có một loài sâu đục thân gây bệnh ở ngô phát tán trong một vùng sản xuất nông nghiệp trồng chủ yếu giống ngô Bt+ và S. Giống Bt+ được chuyển gen Bt có khả năng kháng sâu còn giống ngô S thì không. Loài sâu này là thức ăn chính của một loài chim trong vùng. Giả sử loài chim bị tiêu diệt một cách đột ngột bởi hoạt động săn bắn. Hậu qảu nào sau đây có xu hướng xảy ra sớm nhất
A. Tỉ lệ chết của giống ngô Bt+ tăng lên
B. Các dòng ngô lai có khả năng kháng bệnh tăng lên
C. Tỉ lệ chết của loài sâu đục thân tăng lên
D. Tỉ lệ chết của giống ngô S tăng lên
Câu 21: Cơ thể có kiểu gen 
A. 18%                                    B. 40%                                   C. 24%                                     D. 36%.
Câu 22: Vai trò của hiện tượng khống chế sinh học là
A. Đảm bảo sự cân bằng sinh thái trong quần xã
B. Làm cho một loài bị tiêu diệt
C. Làm cho quần xã chậm phát triển
D. Lầm mất cân băng sinh thái trong quần xã
Câu 23: Trong chu trình sinh địa hóa, cacbon đi từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật thông qua hoạt động của nhóm
A. sinh vật phân giải.                                      B. sinh vật sản xuất.                           
C. sinh vật tiêu thụ bậc 1.                                D. sinh vật tiêu thụ bậc 2
Câu 24: Một gen ở sinh vật nhân sơ có số lượng các loại nuclêôtit trên một mạch là A = 70; G = 100; X = 90; T = 80. Gen này nhân đôi một lần, số nuclêôtit loại X mà môi trường cung cấp là
A. 100                          B. 90                            C. 180                                      D. 190
Câu 25:   thể hiểu diễn thế sinh thái là sự
A. thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác.                                   
B. thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật.                                  
C. thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật.               
D.  biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã.
Câu 26: Về phương diện lí thuyết, quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi.
A. mức độ sinh sản giảm và mức độ tử vong tăng.                
B. điều kiện môi trường bị giới hạn và không đồng nhất.                  
C. điều kiện môi trường không bị giới hạn (môi trường lí tưởng).    
D. mức độ sinh sản và mức độ tử vong xấp xỉ như nhau.
Câu 27: Xét một quần thể thực vật, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là 0,64 AA : 0,32Aa : 0,04 aa. Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng
(1) Quần thể trên đạt trạng thái cân bằng di truyền về thành phần kiểu gen
(2) Sau 5 thế hệ ngẫu phối tần số alen A và a của quần thể lần lượt là 0,7 và 0,3
(3) Sau 5 thế hệ tự thụ phấn liên tiếp, tần số kiểu gen đồng hợp à 0,99
(4) Do điều kiện sống thay đổi, kiểu gen aa không có khả năng sinh sản, khi đó quần thể ngẫu phối thì tần số kiểu gen đồng hợp trội ở F1 là 25/36
A. 3                             B. 2                             C. 4                             D. 1
Câu 28:  Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho giao phấn cây lưỡng bội thuần chủng quả đó với cây lưỡng bội quả vàng thu được F1. Sau đó cho 2 cây F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được F2 có 3004 cây quả đỏ : 1001 cây quả vàng. Kết luận nào sau đây là đúng
A. Các cây F1 đem lai là thể dị hợp
B. Phép lai giữa 2 cây F1 là Aaaa x Aa
C. Các cây F1 đều trở thành cây 4n sau khi được xử lí consixin
D. Trong các cây F1 có 1 cây là thể đồng hợp và 1 cây là thể dị hợp
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Câu 29: Một gen có chiều dài 510 nm và trên mạch một của gen có A + T = 600 nuclêôtit. Số nuclêôtit mỗi loại của gen trên là
A. A = T = 600; G = X = 900.                             B. A = T = 900; G = X = 600.                
C. A = T = 1200; G = X = 300.                           D. A = T = 300; G = X = 1200.
Câu 30: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên NST
(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST
(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết
(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến
A. 2,3                          B. 1,4                          C. 1,2                          D. 2,4
Câu 31: Cho P : AaBbDd x AabbDd, biết mỗi gen quy định một tính trạng và có quan hệ trội lăn hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Tỉ lệ con có kiểu hình lặn ít nhất về 2 trong 3 tính trạng trên là bao nhiêu
A. 5/32                        B. 7/32                        C. 9/64                        D. 1/4
A. Tuổi sinh thái                     B. Tuổi sinh lý            C. Tuổi thọ trung bình            D. Tuổi quần thể
Câu 32: Xét 3 locut gen sau: gen I :a1 > a2 = a3 nằm trên cặp NST thường số 1; gen II: b1 > b2 = b3 = b4 > b5 và gen III: d1 = d2 > d3 > d4 cùng nằm trên cặp NST thường số 3. Trong trường hợp không xảy ra đột biến có bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng
1. Số kiểu gen tối đa về 3 kiểu gen trên trong quần thể là 1:260
2. Quần thể trên sẽ cho tối đa 60 loại giao tử ở các locut gen trên
3. Xuất hiện 160 loại kiểu hình trong quần thể
4. Xuất hiện 6000 kiểu gen giao phối khác nhau trong quần thể
A. 4                             B. 2                             C. 1                             D. 3
Áp dụng công thức tính số kiểu gen của một gen có r alen = r(r+1)/2
Số kiểu gen I = 3. 4/2 = 6
Số kiểu gen II, III = 5.4(5.4 +1) /2 =210
Tổng số kiểu gen về 3 lôcut gen trên trong quần thể = 6.210 = 1260 → 1 đúng
Số loại số giao tử do gen I tạo ra =3; số loại giao tử của gen II, III là 4.5 =20
Tổng số loại giao tử = 20.3 =60 → 2 đúng
Số loại kiểu hình Gen I cho các kiểu hình : a1, a2, a3, a2a3 = 4 loại
Gen II cho các kiểu hình: b1,b2,b3,b4,b5,b2b3,b3b4,b2b4 = 8 loại
Gen III cho các kiểu hình d1,d2,d3,d4,d1d2 = 5 loại
Tổng số kiểu hình do 3 gen trên quy định là : 4.8.5 = 160 → 3 đúng
Số kiểu giao phối là: 1260 (1260 +1)/2 = 794430
Số kiểu giao phối là : 794430 + 794430 - 1260 =1587600 → sai
Câu 33:  Bộ NST của một loài 2n=16 NST có 7 NST mà trong từng cặp NST tương đồng đó đều chứa các cặp gen dị hợp tử, cặp NST còn lại đều chứa các cặp gen đồng hợp tử. Khi giảm phân không có hiện tượng trao đổi đoạn và đột biến thì số loại giao tử tạo được là
A. 216                           B. 27                            C. 24                            D. 28                   
Cặp NST chứa các cặp gen đồng hợp chỉ tạo được 1 loại giao tử. 7 cặp NST chứa các cặp gen dị hợp, mỗi cặp tạo 2 loại giao tử → 27loại giao tử
Câu 34: Hình bên giải thích cơ chế hình thành dạng đột biến nào
A. Thể lệch bội
B. Thể tự đa bội
C. Thể dị đa bội
D. Đột biến cấu trúc NST

Câu 35: Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Trong 2500 gia đình mà cả bố mẹ đều bình thường, có 4992 người con bình thường và 150 người con da bạch tạng. Hỏi số người con bình thường từ cặp bố mẹ bình thường nhưng ít nhất có một người mang kiểu gen đồng hợp tử trội là bao nhiêu
A. 4452                       B. 4534                       C. 4542                                   D. 4890
Có 150 (1/4) con bạch tạng được sinh ra, tức là có 450 (3/4) con bình thường được sinh ra từ bố mẹ dị hợp. Vậy trong 4992 con bình thường có 450 con sinh ra từ cặp bố mẹ dị hợp
Có 4992 – 450 = 4542 con sinh ra từ cặp bố mẹ bình thường nhưng ít nhất một người mang gen đồng hợp tử trội
Câu 36: Xét một cơ thể có kiểu gen AaBb(De//de). Khi 300 tế bào của cơ thể này tham gia giảm phân tạo giao tử, trong các giao tử tạo ra, giao tử abDe chiếm 3%. Số tế bào đã xảy ra hoán vị gen là bao nhiêu
A. 24                           B. 64                           C. 144                                     D. 128
Giao tử abDe = 0,25ab .De = 3%
De = 12% → f =24%
Số tế bào đã xảy ra hóa vị gen = 2f = 48% .300 =144
Câu 37: Ở một loài thực vật xét sự di truyền của ba cặp gen, trong đó alen A quy định quả tròn, alen a quy định quả dàil alen B quy định quả ngọt, alen b quy đinh quả chua, alen D quy định chín sớm, alen d quy định chín muộn Biết hai gen B,b và D ,d cùng nằm trên một cặp NST và cách nhau 20 cM. Người ta lấy hạt phấn của cây có kiểu gen Aa (Bd//bD) nuôi cấy trong môi trường nhân tạo thu được các dòng cây đơn bội và sau dó đa bội hóa để tạo các dòng thuần. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ dòng cây thuần chủng sẽ quả dài, ngọt và chín muội thu được là
A. 7,5%                       B. 15%                        C. 30%                                    D. 20%             
Tỉ lệ các loại hạt phấn do cây Aa Bd/bD tạo ra là
20% Abd : 20% AbD :5%ABD : 5%Abd
20%aBd : 20%abD : 5%aBD : 5%abd
Dòng thuần cho quả dài, ngọt, chín muộn = aBd =20%
Câu 38: Một cặp vợ chồng người vợ, Jane, mắc một căn bệnh hiếm gặp về mắt gây mù lòa ở tuổi dậy thì. Bà ngoại, mẹ, cậu và tất cả các anh chị em của Jane đều bị bệnh này. Cha của Jane và ông ngoại không bị bệnh. Chồng cô, Joe, không có tiền sử bị bệnh này trong gia đình mình. Con trai của họ sinh ra sẽ bị mù ở tuổi dậy thì với xác suất là
A. 100%                      B. 50%                        C. 25%                                    D. 12,5%
Câu 39: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng, alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Cho giao phấn cây lượng bội thuần chủng khác nhau về hai tính trạng trên thu được F1. Xử lí consixin với các cây F1 , sau đó cho 2 cây F1 giao phấn với nhau thu được đời con F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 121 : 11 : 11 : 1. Có bao nhiêu cặp bố mẹ F1 dưới đây không phù hợp với dữ kiện đầu bài cho?
(1)AaaaBBbb x AaBb
(2) AaaaBb x AaBBbb
(3) AaBbbb x AaaaBBbb
(4) AaaaBBbb x AaaaBbbb
A. 1                               B. 3                                       C. 2                            D. 4
F1 : AaBb .Xử lí F1 AaBb (2n) bằng coonsixin → F1 sau xử lí gồm AaBb (2n) và AaaaBBbb (4n). F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 121: 11: 11 : 1 = (11 : 1 )(11 : 1)
- Với tỉ lệ 11 : 1 ở cặp tính trạng màu sắc quả → F2 có 12 tổng hợp giao tử = 6 x 2 → Trong 2 cây F1 đem lai phải có một cây cho 6 loại giao tử → kiểu gen là AAaa; cây còn lại cho 2 loại giao tử → kiểu gen Aa.
- Với tỉ lệ 11 : 1 ở cặp tính trạng chiều cao cây → Kiểu gen BBbb và Bb. F1 đem lai : AaaaBBbb x AaBb → (1) đúng
Các phương án còn lại không đúng vì cơ thể đem lai là lệch bội không được tạo ra bằng consixin
Câu 40: Ở một loài thực vật, kiểu gen A-B- quy định hoa đỏ, A-bb và aaB- quy định hoa màu hồng, aabb quy định hoa trắng ; alen D quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen d quy định thân thấp. Cho cây (P) AD//ad Bb tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ cây hoa đỏ, thân cao thuần chủng là 2,89%. Dự đoán nào sau đây chính xác ?
A. Tần số hoán vị gen là 36%.
B. Số lượng cây hoa hồng chiếm 3/16 tổng sổ.
C. Trong các cây hoa hồng, số cây mang 1 alen trội chiếm 5,44%.
D. Số cây hoa trắng mang 1 alen trội chiếm 2,72%.
Cây hoa đỏ, thân cao thuần chủng (AABBDD) chiếm tỉ lệ 2,89% → Kiểu gen AADD chiếm tỉ lệ 0,1156
→ Tần số AD = 0,34 → Ad = aD = 0,16 → tần số f = 32%
Số lượng cây hoa hồng (A-bb + aaB-) = 2.3/16 = 3/8 (quy luật phân li độc lập). Trong số các cây hoa trắng(aabb), số cây mang 1 alen trội aD//ad bb chiếm tỉ lệ 2.0,34.0,16.1/4 = 2,72%

----------- HẾT ----------




                                

No comments:

Post a Comment

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm website. Rất vui nếu các bạn thường xuyên truy cập, chia sẻ và comment. Cảm ơn các bạn nhiều!