Monday, October 21, 2019

Tro choi dan gian phan 1

A. CÁC TRÒ CHƠI CÓ LỜI HÁT
1. OÁN TÙ TÌ
Bài hát đơn giản chỉ 3 câu:
Oẳn tù tỉ
Ra cái gì?
Ra cái này?

1. Sân chơi: khoảng không gian nào cũng được,
2. Số lượng người chơi: 2 người
3. Cách chơi:
Hai người tham gia chơi đứng đối diện nhau, cùng hát bài
hát trên, tay phải của mỗi người nắm lại đung đưa theo nhịp
điệu của bài hát. Khi đến tiếng này thì cả hai cùng dừng lại
và đưa tay của mình ra theo các kiểu sau:
* Nắm tay: tượng trưng cho cái búa, mạnh mẽ chắc chắn.
* Nắm tay chỉ giơ lên một ngón trỏ: tượng trưng cho cái kim
* Xòe ngửa bàn tay: tượng trưng cho tờ giấy.
* Giơ ngón giữa và ngón trỏ: tượng trưng cho cái keo
* Quy tước:
Cái búa nện vào cái kim, cái kéo
- Cải kéo cắt được tờ giấy
- Tờ giấy bao được cái búa
- Cái kim chọc thủng tờ giấy
4 Hình thức thưởng phạt:
- Người thua sẽ bị bôi một chấm mực trên trán
- Người thắng được bối mực trên trán đối phương
(hoặc là một cái búng tai, véo má - tùy vào quy ước ban đầu
của cuộc chơi).

2. NU NA NU NỒNG
Chọn một trong hai bài sau:
Bài 1: Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở cuộc thi đua
Xem ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống
Bài 2: Nu na nu nống
Cái trống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Phật ngồi Phật khóc
Con cóc nhảy ra
Con gà tủ hụ
Nhà mụ thổi xôi
Nhà tôi nấu chè.
Tay xòe chân thật
1. Sân chơi: một khoảng sân nhỏ.
- Số lượng người chơi: một nhóm gồm 5 hoặc 7 người.
3. Cách chơi:
Có người tham gia chơi ngôi xếp hàng ngang sát vào nhau,
sân duỗi thẳng ra phía trước. Người ngồi giữa hàng được chọn
làm “cái”.
- Người làm cái vừa hát bài ca trên vừa lấy tay đập nhẹ vào
chân các bạn theo thứ tự từ trái sang phải rồi từ phải sang trái.
Khi hát đến câu cuối cùng tay người làm cái trúng vào chân ai
thì người đó phải nhanh nhẹn thụt chân lại trước khi bị đập vào
chân, nếu người đó không kịp rụt chân lại bị cái đập vào chân
là bị chết.
4. Hình thức thưởng phạt:
Người bị "chết" phải đứng dậy nhảy lò cò một vòng sau đó
mới được ngồi vào hàng chơi tiếp.

3. TRONG ĐẬU TRỒNG CÀ
Bài hát: Trồng đậu trồng cà
Hoa hòe hoa khế
Khế ngọt, khế chua
Cột đình cột chùa
Hai tay ôm cột
Cây cam cây quýt
Cây mít cây hồng
Cảnh đa lá nhãn
Ai có chân
Ai có tay
Thì rụt, thì thật
* Sân chơi, số lượng người chơi và cách chơi giống như trò
chơi “Nu na nu nống” song ở trò chơi này tất cả số lượng người
tham gia chơi đều phải đồng thanh nhịp nhàng hát bài ca trên,
hát càng sôi nổi thì trò chơi càng thêm phần vui vẻ.
* Hình thức thưởng phạt: giống như trò chơi Nu na nu nông.
4. TẬP TÂM VÔNG
Bài hát: Tập tầm vông
Tay nào không?
Tay nào có?
Tập tầm vó
Tay nào có?
Tay nào không?
1. Sân chơi: khoảng không gian nào cũng được,
2. Số lượng người chơi 2 người
3. Cách chơi:
Một người A cầm một vật gì đó, có thể là viên bi, hòn sỏi, cái
keo hay một vật gì đó nho nhỏ..., giấu hai tay ra đằng sau lưng
mình để người B không biết là mình đang cầm vật gì đó trong bàn
tay nào, sau đó A đưa hai tay ra phía trước đung đưa hát bài ca trên.
Người B đoán và chỉ vào tay người A có vật được giấu.
4. Hình thức thưởng phạt: Nếu B đoán sai, A lại tiếp tục
đóng vai người đố và lại đố lần nữa.
Nếu B đoán sai thì phải chịu phạt bằng cách nhảy lò cò trong
sân số vòng tùy theo quy định.
Nếu đoán trúng thì đổi vai cho nhau, trò chơi tiếp tục...

No comments:

Post a Comment

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm website. Rất vui nếu các bạn thường xuyên truy cập, chia sẻ và comment. Cảm ơn các bạn nhiều!